Khi còn nhỏ, Kiều Oanh (sinh năm 1998, ở Hà Nội) có cuộc sống không quá khá giả. Có nhiều anh chị em trong gia đình, cha mẹ cũng không phải giàu có. Không dễ để bố mẹ có thể nuôi các con trong một hoàn cảnh sung túc, sung sướng nên Oanh muốn học chăm chỉ.
Kiều Oanh (sinh năm 1998, ở Hà Nội) luôn muốn tiết kiệm được nhiều tiền hơn trong cuộc sống. Ảnh: NVCC.
Có rất nhiều bạn bè của Oanh đã phải đi làm sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. Khi đó, để thoát khỏi cuộc sống khó khăn này, Oanh đã cố gắng hết sức để thi vào trường đại học lớn. Tuy nhiên vẫn có rất ít sinh viên tốt nghiệp có thể đạt được điều họ muốn.
Oanh muốn đi làm thêm để thay đổi cuộc sống của mình nhưng khi vào công ty thì không có cơ hội học hỏi gì cả, được thăng chức lên quản lý cũng rất khó.
Càng lớn hơn, Oanh càng phát hiện ra rằng lương hưu của chính mình là một vấn đề lớn. Bao gồm trong đó là cả vấn đề lương hưu của cha mẹ cần lo lắng. Hầu hết các bậc cha mẹ đang sống ở nông thôn như bố mẹ Oanh đều không có lương hưu, người nuôi dưỡng tuổi già chính là con cái.
Một người thầy từng nói với tôi: "Lý do khiến mọi người liều lĩnh mua nhà ở thành phố không phải để tận hưởng cuộc sống cho bản thân mà để giúp con của họ được hưởng một nền giáo dục tốt trong tương lai". Cuộc sống từ nông thôn lên thành phố không dễ chút nào.Nhưng khi chúng ta già đi, việc tìm kiếm việc làm ngày càng trở nên khó khăn hơn. Để thay đổi vận mệnh của gia đình nghèo khó như Oanh thì bắt buộc phải có tính kiên trì.
Kiếm tiền đã khó nhưng biết sống tiết kiệm lại càng khó hơn
Cuộc sống cho chúng ta biết rằng bất kỳ vấn đề nào mà tiền bạc có thể giải quyết được đều không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, chúng ta thường lo lắng về tiền bạc bởi bản thân tiền bạc đã là một vấn đề. Oanh hiểu rằng: "Tiền là một thứ tốt. Nó có thể khiến con người không còn bối rối và tạo ra sự tự tin".
Khi mới ra trường, Oanh có liên hệ với chị họ của mình. Cô ấy đã giới thiệu Oanh vào làm việc trong một công ty về lĩnh vực điện tử. Việc xin vào làm thì rất suôn sẻ, nhưng việc kiếm tiền rất vất vả. Sáng sáu giờ dậy, bảy giờ sáng bắt đầu làm việc, trưa nghỉ ngơi một tiếng rưỡi, làm thêm giờ đến khoảng mười giờ tối.
Ảnh minh họa.
Sau một tháng, Oanh cảm thấy toàn thân suy sụp. Ngoài thời tiết nắng nóng, làn da đã bị chàm, rất không thoải mái. Khi nhận lương thì Oanh cảm thấy hoàn toàn thất vọng. "Mình thường nghĩ, nếu cố gắng tiết kiệm một chút, sau năm hoặc sáu năm sẽ có 1 khoản tiền vốn. Khi đó có thể kinh doanh riêng. Thực tế cho mình biết rằng ý tưởng đó rất đẹp, nhưng hơi ngây thơ. Tiền lương hàng tháng còn phải gửi về cho bố mẹ. Thi thoảng đi chơi với đám bạn, tiền nong cứ thế biến mất hút. Trong 1 năm làm việc, mình tiết kiệm được rất ít. Mình nhận ra rằng: Rõ ràng đang cố gắng kiếm tiền, nhưng luôn luôn có rất ít tiền còn sót lại".
Trong những dịp lễ tết, từ xa về quê đòi hỏi chi phí đi lại, quà cáp, cưới xin, sinh con, mua nhà, xe hơi, con cái học hành, người già dưỡng bệnh đều tốn tiền. Tốc độ kiếm tiền không bao giờ theo kịp tốc độ già đi của cha mẹ và chính bạn, càng không thể sánh với tốc độ tiêu tiền.
Có tiền tiết kiệm giúp bản thân cảm thấy tự tin
Ảnh minh họa.
Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường phải đối mặt với những tình huống bất ngờ. Ví dụ thất nghiệp và cha mẹ đau ốm. Nếu Oanh nghĩ về nó, sự khác biệt giữa những người có và không có tiền gửi tiết kiệm là rõ ràng.
Trước hết, tiết kiệm tiền là tầm nhìn xa của mỗi người, khi có tai nạn xảy ra thì có thể bớt hoảng sợ hơn. Có tiền tiết kiệm thì thất nghiệp cũng không sợ, dù sao vẫn có khoản tiền để bạn trụ vững trong 1 khoảng thời gian. Những chuyện như sinh, lão, bệnh, tử có vẻ khủng khiếp nhưng chỉ cần có tiền là có thể giải quyết nhẹ nhàng hơn.
Oanh luôn nhớ một sự thật - bạn có tiền thì sẽ tự tin hơn và bớt hoảng sợ. Ngày mai mưa gió là trời sắp đặt riêng nhưng chỉ cần có tiền là vẫn có thể trốn trong nhà pha trà nghỉ ngơi. Thử nghĩ xem, sau sáu mươi tuổi, chúng ta có thể đi làm được không? Những người nhìn xa trông rộng đã chuẩn bị sẵn lương hưu, thay vì đợi con cái nuôi. Những người biết tiết kiệm tiền rất tự giác trong cuộc sống, có ý thức về quản lý ngân sách.
Ngay cả những người rất nghèo cũng có thể có tiền tiết kiệm. Khi còn học đại học, Oanh đã làm một việc như sau: Mỗi tuần dùng 800k của gia đình gửi cho để chi tiêu. Thường ăn những loại rau mang ở nhà, nhặt những chiếc bút mà người khác không muốn sử dụng và tiếp tục dùng chúng trong một khoảng thời gian để giảm chi phí cho đồ dùng học tập. Cuối tháng vẫn có thể tiết kiệm được 200k.
Oanh nhận ra rằng, hãy thực hiện tốt việc "gửi tiết kiệm", dù thu nhập hàng tháng rất ít. Cuộc sống càng đơn giản càng tốt và càng ít bạn bè càng dễ tiết kiệm. Cuối cùng, những người có nhiều tiền gửi hơn sẽ có nhiều cơ hội phát triển, cuộc sống của họ sau này sẽ dễ dàng. Trong khi ghen tị với đồng nghiệp, cũng phải xem cách họ tiêu tiền và kiếm tiền như thế nào.
Tiết kiệm càng sớm càng tốt
Ảnh minh họa.
Những người thuộc thế hệ 8x và 9x không còn trẻ nữa. Cũng có một số người đang phải đối mặt với "thời kỳ cao điểm chi tiêu" vì họ đã sinh con thứ hai. Dù là xu hướng công việc, thu nhập khác nhau nhưng vấn đề đồng tiền cũng không thể tách rời.
Warren Buffett từng nói: "Hãy bắt đầu tiết kiệm tiền và đầu tư sớm, đây là thói quen tốt đáng phát triển nhất". Dù nghèo hay giàu, hãy cố gắng tiết kiệm, mỗi ngày cân đối một chút là có thể tích tiểu thành đại. Hãy dùng từ "sợ nghèo" để cảnh tỉnh bản thân mọi lúc.
Bài viết ghi theo lời kể của nhân vật.